Các trang web thể thao - để vào nền tảng danh tiếng

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2010

Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển KTXH

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005-2010 – Phần I

Dự báo dân số và nguồn lao động

Kết quả dự báo dân số và nguồn lao động của Viện Kinh Tế được thực hiện theo đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2010 được thể hiện qua biểu III.1.

Dân số TP theo dự báo nói trên bao gồm những thành phần như sau: số người có đăng ký hộ khẩu thường trú; số người chưa đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng cư trú từ 6 tháng trở lên, có ý định làm việc và sinh sống lâu dài tại TP; số học sinh, sinh viên từ các tỉnh khác về TP HCM và đang học tập trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, các trường công nhân kỹ thuật và dạy nghề; số người từ nước ngoài đến TP HCM làm việc và sinh sống trong một thời gian dài. Trong tốc độ tăng dân số bình quân có tính cả tăng tự nhiên và tăng cơ học.

Cơ sở của dự báo dân số là dựa vào phương án nhằm hạ tỷ lệ tăng tự nhiên từ 1,25% trong giai đoạn 1996 – 2000; xuống 1,09% trong giai đoạn 2001 – 2005; còn 0,94% trong giai đoạn 2006 – 2010. tỷ lệ tăng dân số cơ học được dựa vào giả thiết trong 10 năm sắp đến, tình hình phát triển kinh tế – xã hội của các vùng lãnh thổ khác trong phạm vi cả nước tạo ra bước nhảy vọt chưa đáng kể, cũng như chiến lược phát triển đô thị loại trung bình và nhỏ thực hiện thành công ở mức độ trung bình, dự kiến tỷ lệ tăng cơ học như sau: đạt 1,52% trong giai đoạn 1996 – 2000; 1,68% trong giai đoạn 2001 – 2005; 1,77% trong giai đoạn    2006 – 2010.

Phần dự báo nguồn lao động dựa theo cơ cấu dân số theo độ tuổi và giới tính, cơ cấu nguồn lao động, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân đã dựa vào khai thác, phân tích các kết quả Tổng điều tra dân số TP. HCM ngày 1 tháng 10 năm 1979, kết quả Tổng điều tra dân số TP. HCM ngày 1 tháng 4 năm 1989, kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 của Cục Thống kê TP. HCM và một số kết quả nghiên cứu của Viện Kinh tế.

BIỂU 1: DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

Tốc độ tăng BQ năm (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

2001-2005

2006-2010

I. Dân số toàn TP

5.169.449

100,00

5.837.000

100,00

6.591.000

100,00

2,46

2,46

1. Nam

2.489.089

48,15

2.815.000

48,23

3.183.000

48,29

2,49

2,49

2. Nữ

2.680.360

51,85

3.022.000

51,77

3.408.000

51,71

2,43

2,43

II. Nguồn lao động

3.465.138

100,00

4.188.000

100,00

4.877.000

100,00

3,85

3,09

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2000

Báo cáo chuyên đề: “Dự báo dân số – nguồn lao động”- Báo cáo đề án: “Điều chỉnh quy hoạch kinh tế – xã hội TP.HCM đến năm 2010” do Viện Kinh tế TP.HCM thực hiện.

Dự báo lao động làm việc phân theo ngành kinh tế

Lao động làm việc tăng hay giảm phụ thuộc và đầu tư phát triển có tạo được nhiều chỗ làm việc mới hay không. Như vậy, nhu cầu thu hút lao động phụ thuộc vào yếu tố đầu tư vốn cho phát triển nền kinh tế. Mối quan hệ giữa phát triển sản xuất, phát triển kinh tế và thu hút đầu tư, thu hút lao động dựa trên hàm sản xuất Cobb Douglas.

Nhu cầu về lao động được tính toán dựa trên hàm sản xuất Cobb Douglas của từng ngành kinh tế. Hàm sản xuất Cobb Douglas có dạng sau:

Q = AKaL(1-a) (*)

trong đó,          Q là GDP

K là vốn

L là lao động

a là hệ số cố định bằng tỷ trọng thặng dư sản xuất trong giá trị gia tăng, được tính từ bảng I-O TP.HCM

A là hệ số tiến bộ kỹ thuật (yếu tố ngoại sinh). Hệ số A trong năm 1997 được tính từ (*) do các số liệu về Q, K, L và a cho năm 1997 đã biết.

Ngoài các hệ số  đã biết nêu trên, còn có một số dự báo theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.HCM đến năm 2010, các thông số khác được dự báo bao gồm:

–         Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11%/năm và giai đoạn 2006-2010 là 13%/năm;

–         Chỉ số ICOR bằng 3,5 và nhu cầu vốn đầu tư tương ứng đến năm 2005 là 25.350 tỷ đồng theo giá cố định 1994, và đến năm 2006 là 52.500 tỷ đồng;

–         Cơ cấu đầu tư theo các ngành.

Với các thông số nêu trên, dựa vào hàm sản xuất ta có thể dự báo, tính toán, nhu cầu lao động cho 3 khu vực kinh tế và cho một số ngành kinh tế cấp I được phản ánh qua các biểu 2 – 3.

BIỂU 2: DỰ BÁO LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC CHIA THEO KHU VỰC KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010

Chỉ tiêu

2000

2005

2010

Tốc độ tăng BQ năm (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

Trị số (người)

Cơ cấu (%)

2001-2005

2006-2010

Tổng số lao động đang làm việc

2.316.066

100,00

2.803.000

100,00

3.430.000

100,00

3,89

4,12

1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

147.071

6,35

135.000

4,80

124.000

3,62

-1,70

-1,69

2. Khu vực công nghiệp và xây dựng

966.494

41,73

1.296.000

46,25

1.521.000

44,35

6,04

3,25

3. Khu vực dịch vụ

1.202.501

51,92

1.372.000

48,95

1.785.000

52,03

2,67

5,40

Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2000

Báo cáo đề án: “ Điều chỉnh quy hoạch kinh tế – xã hội TP.HCM đến năm 2010” do Viện Kinh tế TP.HCM thực hiện

Ghi chú: Lao động đang làm việc bao gồm số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và số người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động

Nhóm nghiên cứu đề tài – VKT